Chuyển đối số ngành bán lẻ được coi là giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay để tạo ra những đột phá mới trong kinh doanh cũng như xây dựng một nền tảng phát triển vững chắc. Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ đang được đánh giá có rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Vậy chi tiết bức tranh chuyển đổi số đó như thế nào? Hãy cùng 8Congnghe khám phá chi tiết hơn qua bài viết hôm nay nhé!
1. Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?
Theo Nikki Baird – Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ của Aptos, chuyển đổi số ngành bán lẻ là quá trình chuyển từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng (supply chain) sang tập trung vào khách hàng theo chuỗi giá trị số (digital value chain) dựa trên dữ liệu. Hay hiểu một cách đơn giản chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là quá trình thay đổi hình thức kinh doanh từ mô hình truyền thống sang hình thức kỹ thuật số.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đã có rất nhiều thành công trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt các doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên để công cuộc chuyển đổi được tốt nhất, các doanh nghiệp Việt cần cải thiện trải nghiệm đa kênh.
2. Các hoạt động chuyển đổi số ngành bán lẻ tại Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại các hoạt động chuyển đổi số ngành bán lẻ đang diễn ra khá sôi động. Điều này đã làm thay đổi hành vi mua bán sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng và các đơn vị cung cấp. Một số hoạt động phổ biến trong chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay như:
- Chuyển kênh: Đứng trước sự bùng nổ của Internet, người dùng trở nên linh hoạt hơn khi sử dụng song song kênh online và offline. Chính vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ đã và đang áp dụng hình thức bán hàng này để đảm bảo thương hiệu của họ được xuất hiện trên khắp các mặt trận.
- Đa kênh và hợp kênh: Để nâng cao trải nghiệm mua sắm giữa khách hàng và doanh nghiệp, bán hàng đa kênh và hợp kênh đã thúc đẩy doanh nghiệp bán lẻ phát triển dịch vụ/sản phẩm ở đa dạng các nền tảng khác nhau. Từ đó giúp doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi, vị thế trong ngành nghề.
- Digital marketing: Trong quá trình tiếp thị và truyền thông doanh nghiệp cần ứng dụng các công nghệ nhằm hiểu sâu sắc về khách hàng. Điều này sẽ giúp cải thiện và nâng cao doanh số bán hàng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn trong Marketing số. Do đó cần trang bị tâm lý sẵn sàng thay đổi và thực hiện chuyển đổi số nghiêm túc và vững vàng.
- Các công cụ, phương tiện số chăm sóc khách hàng: Các dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp giữ chân khách hàng. Tuy nhiên với những yêu cầu khắt khe và liên tục thay đổi những công cụ thông minh sẽ là trợ thủ đắc lực giúp tối ưu hóa hệ thống chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.
- Thu thập và khai thác dữ liệu khách hàng: Trong quá trình nghiên cứu sản phẩm, dữ liệu khách hàng là tài nguyên quý giá để doanh nghiệp nhận định thị trường từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp. Thông qua các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ phân tích và khai thác tốt hành vi tâm lý mua sắm của khách hàng.
3. Lợi ích của doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà chuyển đổi số ngành bán lẻ mang lại cho doanh nghiệp. Điển hình như:
3.1. Đối với người tiêu dùng
Mục đích sau cùng của chuyển đổi số là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, ở phạm trù này được hiểu là khách hàng và người tiêu dùng. Hay nói cách khác, mục tiêu của chuyển đổi số trong ngành bán lẻ nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi mua sắm. Theo một vài nghiên cứu đã chỉ ra có đến hơn 73% khách hàng cho rằng trải nghiệm chính là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
3.2. Đối với doanh nghiệp bán lẻ
Từ thực tế cho thấy, doanh nghiệp chuyển đổi số có thể chinh phục thị trường. Đồng thời có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng. Cơn sóng thương mại xã hội đã thúc đẩy doanh thu bán hàng trực tuyến của ngành bán lẻ tại Việt Nam. Sự phát triển này đã góp phần đưa Việt Nam dẫn đầu 6 thị trường Đông Nam Á với tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến cao hơn 30% so với mức trung bình.
4. Thực trạng chuyển đổi số ngành bán lẻ của Việt Nam
Chuyển đổi số ngành bán lẻ tại Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Vậy thực trạng chuyển đổi này diễn ra như thế nào? Hãy cùng 8Congnghe tìm hiểu dưới đây nhé!
- Tốc độ tăng trưởng ấn tượng của ngành thương mại điện tử: Nhờ cú huých COVID-19, người tiêu dùng đã lựa chọn các sàn thương mại điện tử là người bạn đồng hành trong mua sắm. Điều này đã khiến thị trường thương mại điện tử bán lẻ đạt 16.4 tỷ USD (2022) tăng vọt 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Nhu cầu chuyển đổi số doanh nghiệp tăng cao: Theo báo cáo của Vinasa có đến 92% các doanh nghiệp Việt có nhu cầu chuyển đối số. Trong đó có phân nửa đã chủ động thực thi.
- Các doanh nghiệp bán lẻ đã và đang bắt đầu áp dụng mô hình bán hàng đa kênh: Đã có hơn 50% doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh. Mô hình này được xem là hình thức kinh doanh hiệu quả của mọi doanh nghiệp.
- Đầu tư vào công nghệ: Xuất phát từ ngành nghề truyền thống, các doanh nghiệp đang hướng tới sử dụng các nền tảng và ứng dụng công nghệ để thích nghi với sự bùng nổ công nghệ.
Tóm lại, chuyển đổi số ngành bán lẻ là một xu hướng tất yếu, yêu cầu bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay bởi nó ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp đó. Hy vọng, thông qua những chia sẻ vừa rồi của 8Congnghe đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chuyển đổi số nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý bán hàng đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện thì hãy tham khảo ngay VTC POS – Ứng dụng quản lý bán hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhé!
>> Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kỷ nguyên 4.0: Khó khăn, thách thức