Công nghệ 5G đã không còn là cụm từ xa lạ với người dùng công nghệ nữa. Thế nhưng bạn có biết, không chỉ cải thiện tốc độ tải lên và tải xuống và độ trễ nhỏ hơn 10 lần, giúp trải nghiệm dùng internet của người dùng mượt mà hơn, mạng 5G còn có những ý nghĩa khác trong đời sống. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Sự bắt đầu của mạng 5G tại Việt Nam
Công nghệ này xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 2020 với kế hoạch thử nghiệm của ba nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone.
Đến giữa 2021, được Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp phép và hoàn tất việc thử nghiệm do ba nhà mạng lớn tiến hành, mạng 5G chính thức được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Để sử dụng mạng 5G, người sử dụng cần sở hữu thuê bao 5G của một trong ba nhà mạng trên, và kết nối mạng 5G ở những địa điểm nhất định được phủ sóng theo công bố của từng nhà mạng.
>Nạp thẻ điện thoại, nạp dữ liệu di động nhanh chóng tiện với với ví VTC Pay
Công nghệ 5G là gì và tầm quan trọng
5G là thế hệ thứ năm của công nghệ di động không dây, sau 4G. Với ưu điểm tốc độ tải dữ liệu lên và xuống nhanh hơn 100 lần so với công nghệ trước, dung lượng mạng và kết nối ổn định hơn, 5G đáng tin cậy hơn.
Mạng 5G cũng được cho rằng có tiềm năng thay đổi cách dùng internet của chúng ta.
Tầm quan trọng của mạng 5G
Với nhu cầu dùng internet và sự phát triển của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, mạng IoT,… Sự gia tăng dữ liệu dần trở nên khổng lồ. Điều này yêu cầu một cơ sở hạ tầng di động phù hợp để tải lượng thông tin lớn như vậy.
Từ thanh toán trực tuyến trên phạm vi toàn cầu, giáo dục từ xa, chơi trò chơi online hay chỉ là trò chuyện qua video, có thể thấy những lợi ích và tính ứng dụng của công nghệ 5G là cực to lớn.
Công nghệ 5G chắc chắn có khả năng thay đổi thế giới việc làm, cuộc sống con người và cả nền kinh tế toàn cầu.
Các ưu thế của công nghệ 5G
- Truyền tải thông tin nhanh và chính xác hơn
- Giảm độ trễ
- Kết nối nhiều thiết bị một lúc mà không gặp gián đoạn
- Tránh việc tín hiệu bị phân tán khi được truyền với các thiết bị
Công nghệ 5G có cách thức hoạt động thế nào?
Công nghệ 5G sử dụng các trạm sóng di động giúp truyền dữ liệu qua đường sóng vô tuyến. Các trạm sóng này sẽ kết nối với mạng bằng công nghệ không dây hoặc có dây. Công nghệ này hoặc động theo nguyên tắc sửa đổi cách mã hóa dữ liệu và làm tăng lượng sóng không khí mà các nhà mạng có thể sử dụng.
OFDM – Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao, là định dạng điều biến mã hóa sóng không khí băng tần cao. Đây là một phần thiết yếu của công nghệ 5G.
Các cải tiến của mạng 5G so với mạng 4G và 3G
Độ trễ thấp
Độ trễ là sự chậm trễ trong quá trình gửi và nhận thông tin. Mạng 5G có độ trễ là 1 mili giây trong khi của 4G là 200 mili giây.
Tốc độ
Mạng 5G có tốc độ là 10 gigabit/giây và nhanh gấp 10 lần mạng 4G
Băng thông
Mạng 5G có khả năng chạy trên nhiều dải băng tần hơn (băng tần thấp, trung, cao) giúp tăng dung lượng, thông lượng Gbps. Điều này cũng có nghĩa là có thể kết nối nhiều thiết bị hơn và gửi, nhận dữ liệu cùng lúc.
Ứng dụng của 5G trong đời sống
Ứng dụng trong công nghiệp
Sử dụng công nghệ 5G để vận hành máy móc hạng nặng sẽ giúp nâng cao hiệu suất trong công nghiệp, giảm áp lực công việc cho người công nhân.
Với các quy trình dây truyền, việc kết nối mạng 5G giúp theo dõi và phản hồi nhanh vừa giúp tăng năng suất của công nhân và hạn chế được các lỗi trong quá trình sản xuất.
Sử dụng robot để thay thế con người làm các việc nguy hiểm và nặng nhọc đang phổ biến hơn. Công nghệ này giúp trao đổi dữ liệu chính xác và robot có thể nhận lệnh của người chỉ huy nhanh chóng.
Mạng 5G trong y tế
Công nghệ 5G hỗ trợ các bác sỹ trong việc phẫu thuật từ xa được thực hiện bằng cách sử dụng cánh tay robot có kết hợp cảm biến xúc giác giúp tiết kiệm thời gian. Quá trình này diễn ra nhờ kết hợp với công nghệ điện toán biên. Cũng như việc giúp nội soi tới địa điểm chính xác bên trong cơ thể để thăm khám kịp thời.
Bên cạnh đó, công nghệ 5G giúp khách hàng chăm sóc sức khỏe tại nhà, theo sát chế độ ăn uống, tim mạch và đưa ra giải pháp cân bằng.
Sử dụng công nghệ 5G trong giáo dục từ xa
Học từ xa, các lớp học thông minh đã trở thành xu hướng nhờ công nghệ này. Giáo viên và học sinh có thể dễ dàng kết nối và tương tác qua các thiết bị thông minh.
Mạng 5G cũng giúp lượng truy cập lớn mà vẫn giảm thiểu tắc nghẽn mạng, gây cản trở thời gian lớp học diễn ra cũng như các hoạt động tương tác.
Trong giao thông công cộng
Việc kết nối công nghệ 5G khi tham gia giao thông giúp điều khiển xe và dự báo tình trạng giao thông, từ đó người tham gia giao thông có thể chủ động hơn khi lưu thông.
Một vài thành phố đã đưa công nghệ 5G vào hệ thống các phương tiện giao thông công cộng, nhờ đó hành khách có thể dùng wifi 5G tốc độ cao khi di chuyển trên các phương tiện này.
Đối với nông nghiệp
Các thiết bị có gắn công nghệ này có thể hỗ trợ giám sát giúp cây cối có sự phát triển và tăng trưởng ổn định, phát hiện cây bệnh và động vật bệnh.
Máy kéo tự động vận hành gieo hạt, máy bay không người lái giám sát các cánh đồng vụ mùa, máy gặt tự hành giúp thu hoạch. Tất cả đều tăng năng suất và giúp người nông dân đảm bảo sức khỏe, giảm áp lực công việc.
Tạm kết: Công nghệ 5G đang rất được kỳ vọng để phổ biến rộng hơn và hỗ trợ cuộc sống của con người hơn. Tiếp tục theo dõi 8 Công Nghệ để khám phá các xu hướng công nghệ khác nhé.