Hình thức học trực tuyến đang được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và giúp tiết kiệm không chỉ thời gian mà còn tiết kiệm chi phí. Hãy cùng tìm hiểu 3 ứng dụng học online phổ biến nhất hiện nay xem đó là những ứng dụng nào nhé!
1. Ứng dụng học online Zoom
Đi đầu bởi sự tiện dụng, ứng dụng Zoom dùng được cho tất cả các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Trong quá trình học, người dùng có thể tùy chỉnh camera, micro bật, tắt theo nhu cầu, nhắn tin trong hộp chat và giơ tay để phát biểu ý kiến.
Với bản miễn phí, người dùng có thể tạo phòng học cho tối đa 100 người trong vòng 40 phút và không có giới hạn số lần meeting.
Nếu số lượng người tham gia đông hơn 100, bạn sẽ cần nâng cấp lên bản có phí với chi phí khoảng 300.000đ/tháng. Cùng với đó bạn sẽ có thêm tính năng lưu trữ lên đến 1GB trên nền tảng đám mây và không giới hạn số người tham gia.
> Thanh toán Zoom trên Google Play với ví điện tử VTC Pay nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.
Ưu điểm của ứng dụng học online Zoom:
- Thao tác đơn giản: Zoom hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành, bạn có thể dễ dàng tải xuống từ các ứng dụng và cài đặt nhanh chóng.
- Chi phí hợp lý: Nếu bạn không phải là chủ phòng và không có nhiều hơn 100 người tham gia, bạn hoàn toàn có thể sủ dụng bản miễn phí với các chức năng cơ bản.
- Hỗ trợ giảng dạy và học tập: Người dùng có thể chia sẻ màn hình, tương tác qua camera và micro hoặc tắt hai chức năng này đi khi cần thiết.
- Với bản trả phí, người dùng sử dụng thêm chức năng quản lý lớp học, ghi lại nội dung buổi học và xem lại bản ghi hình được gửi qua email.
Nhược điểm:
- Giới hạn thời gian dùng với bản miễn phí: Với bản miễn phí bạn chỉ có khoảng 45 phút sử dụng và không có các chức năng nâng cao hỗ trợ quản lý lớp học.
- Kết nối không ổn định: Khi lớp học có nhiều người và số người bật camera nhiều sẽ gây gián đoạn âm thanh, hình ảnh, ảnh hưởng đến chất lượng buổi học.
- Bảo mật: tuy là một trong những ứng dụng học online phổ biến nhất hiện nay nhưng Zoom đã từng gặp chỉ trích về bảo mật. Nhưng Zoom đã khắc phục bằng cách thêm tính năng phòng chờ và người muốn vào phải được chủ phòng duyệt, khóa tính năng nhắn riêng tư,… để người dùng thấy yên tâm hơn.
2. Ứng dụng Google Classroom
Một trong số các ứng dụng thuộc Google, đúng như tên gọi của mình, Google ‘lớp học’ này có những công cụ chuyên dụng khác hỗ trợ việc dạy và học.
Tích hợp với Google Docs, Drive, Calendar và Gmail, Google Classroom mang đến một lớp học ‘ảo’ nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các như cầu của giáo viên và học sinh như quản lý, kiểm tra, chấm điểm và xếp hạng.
Để tham gia lớp học, học sinh có thể dùng đường link hoặc được giáo viên thêm trực tiếp vào lớp.
Một vài tính năng của Google Classroom giúp đây trở thành một trong những ứng dụng học online phổ biến nhất, bên cạnh việc hỗ trợ đa nền tảng, ứng dụng này giúp cho việc giao bài tập cho học sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với chức năng tạo, thu bài tập, quản lý thời gian làm bài; nhận xét trên bài làm, xếp hạng và chấm điểm trong lớp.
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí
- Giao diện đơn giản, dễ thao tác
- Không gian lưu trữ rộng nhờ tích hợp với Google Drive
- Tích hợp với các ứng dụng khác trong Google nên việc sắp xếp, quản lý trong giảng dạy dễ dàng hơn
Nhược điểm
- Tương tác còn hạn chế do không có tương tác qua video.
- Độ an toàn của các tài liệu được tải lên không đảm bảo do học sinh cũng có thê truy cập và chỉnh sửa các tài liệu của giáo viên tải lên. Nền tảng này cũng không có các tùy chọn bảo mật trong quá trình sử dụng
3. Phần mềm học trực tuyến Google Meet
Google Meet được ưa chuộng bởi cách dùng đơn giản và khả năng lưu trữ trên Google Drive là một điểm cộng lớn.
Điểm nổi trội hơn so với Google Classroom là người dùng có thể sử dụng micro, camera để quá trình giao tiếp được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy vậy, ứng dụng có tính quản lý chưa cao vì đây vốn là nền tảng được tạo ra để gặp gỡ trực tuyến chứ không phải để phục vụ cho quá trình giảng dạy và học.
Ứng dụng được cung cấp qua Google App for Education, chỉ cần có tài khoản Google là bạn có thể sử dụng được ứng dụng này rồi.
Ngoài ra bạn cũng có thể mua bản có phí của ứng dụng này để có thêm những chức năng nâng cao như khử tiếng ồn, quản lý lớp học, ghi màn hình,…
Ưu điểm của Google Meet
- Thời gian duy trì cuộc học miễn phí với với cuộc họp 1:1 và từ 3 người trở lên là 60 phút với bản miễn phí, bản có phí cho phép bạn duy trì cuộc họp đến 24 giờ
- Cài đặt, thao tác dễ dàng
Nhược điểm
- Vấn đề kết nối vẫn luôn là điểm cần khắc phục của các ứng dụng học trực tuyến. Với Google Meet cũng không ngoại lệ.
- Giới hạn người tham gia với bản miễn phí, bạn chỉ có thể mở cuộc họp với ít hơn 100 người trong khoảng 60 phút.
- Mọi người đều có thể chia sẻ màn hình dẫn đến vấn đề lộ thông tin cá nhân.
Tạm kết: Qua bài viết, 8 Công Nghệ hi vọng bạn có thể chọn được cho mình ứng dụng học online hiệu quả và phù hợp nhất!