Wednesday, February 5, 2025
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeCông nghệ5+ Phần mềm bán hàng cho doanh nghiệp nhỏ tốt nhất hiện...

5+ Phần mềm bán hàng cho doanh nghiệp nhỏ tốt nhất hiện nay

 Một cửa hàng vận hành tốt không chỉ dựa vào sản phẩm chất lượng mà còn phải có quy trình quản lý hiệu quả và thông minh. Vậy đâu là một quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ cần có? Hãy cùng 8Congnghe tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Quản lý cửa hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Một quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ phù hợp, khoa học sẽ giúp cho việc vận hành diễn ra suôn sẻ hơn. 

1.1. Quản lý hàng hóa

Bước đầu tiên để có một quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ phù hợp đó chính là phải biết quản lý hàng hóa. Để quản lý được hàng hóa chủ cửa hàng cần phải:

  • Lựa chọn và quản lý được nguồn hàng nhập kho phù hợp với mô hình kinh doanh. Điều này sẽ giúp quá trình bán hàng diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế các vấn đề thất thoát hàng hóa.
  • Kiểm soát chi tiết thời gian nhập và xuất lô hàng hóa. Đồng thời phải có kế hoạch kinh doanh và xử lý các sản phẩm tồn kho.

Quản lý cửa hàng bán lẻ

  • Quản lý tình hình bán hàng bao gồm các khâu: tạo đơn, xử lý đơn hàng, thanh toán và vận chuyển đến tay khách hàng. Hãy luôn có một hệ thống để không bỏ sót các quy trình nào nhé!
  • Luôn để tâm đến quản lý vận chuyển để đảm bảo khách không gặp các vấn đề như thất lạc đơn, nhận hàng muộn, hàng bị hư hỏng.

1.2. Quản lý tài chính

Tài chính là một trong những yếu tố then chốt để đánh giá tình hình kinh doanh của cửa hàng. Dưới đây là một vài yếu tố tài chính cần quan tâm:

  • Đánh giá Lỗ – Lãi: Lợi nhuận của cửa hàng thường được tính theo công thức

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Trong đó doanh thu được tính là tất cả các khoản thu được trong quá trình kinh doanh. Chi phí là các khoản chi cố định và phát sinh khi vận hành.

Nếu lợi nhuận bằng 0 thì đây là điểm hòa vốn. Con số này thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mới kinh doanh. Tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên thì bạn cần xem lại. Ngược lại nếu con số lớn hơn 0 thì đây là tín hiệu đáng mừng thấy tình trạng kinh doanh của bạn đang phát triển rất tốt.

  • Quản lý công nợ: Công nợ là các khoản phải thu hoặc phải chi từ cho khách hàng hoặc nhà cung cấp. Để kiểm soát được khoản này, chủ cửa hàng cần lưu trữ toàn bộ các chứng từ liên quan.
  • Quản lý dòng tiền: Kiểm soát dòng tiền được hiểu là kiểm toán bộ hóa đơn, chứng từ về giao dịch phát sinh trong ngày, tháng, năm.

Quản lý cửa hàng bán lẻ

1.3. Quản lý nhân sự

Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp bán lẻ. Vì vậy, chủ kinh doanh luôn phải chú ý đến việc quản lý nhân sự từ mọi quy trình:

  • Tuyển dụng: Tuyển dụng nhân viên bán hàng không phải đòi hỏi quá cao nhưng bạn cần hết sức lưu ý khi đánh giá thái độ làm việc cũng như kinh nghiệm bán hàng.
  • Đào tạo và lộ trình phát triển: Nhân sự cần được đào tạo thường xuyên để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và sự thay đổi của thị trường. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần có lộ trình phát triển cụ thể để tạo điều kiện phát triển cho nhân viên.
  • Xây dựng KPI: Tùy theo công việc mà chủ kinh doanh có thể đưa ra mức KPI sao cho phù hợp để đảm bảo khả năng đáp ứng của nhân viên.

Quản lý cửa hàng bán lẻ

1.4. Quản lý khách hàng

Nhiều người cho rằng quản lý khách hàng không quá cần thiết khi kinh doanh. Tuy nhiên đây lại là quan điểm khá chủ quan. Trên thực tế, quản lý khách hàng đóng một phần không nhỏ tới sự phát triển của cửa hàng. Việc đưa khách hàng mới đến và giữ chân các khách hàng cũ là điều không hề đơn giản. Vì vậy chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn cần được đảm bảo và chú trọng nhất có thể.

Quản lý cửa hàng bán lẻ

2. Cách cách quản lý của hàng hiệu quả

Để quản lý cửa hàng bán lẻ, bạn có rất nhiều cách thức quản lý để lựa chọn. Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và mục đích lĩnh vực kinh doanh mà bạn có thể chọn cho mình hình thức quản lý phù hợp. Dưới đây mà một vài cách quản lý của hàng hiệu quả, phổ biến hiện nay.

  • Quản lý bằng sổ sách: Với các cửa hàng theo lối kinh doanh truyền thống như cửa hàng rau củ, cửa hàng tạp hóa thì lối quản lý bằng sổ sách vẫn được ưu tiên hơn. Ghi chép bằng sổ sách sẽ giúp người quản lý nhớ lâu hơn. Tuy nhiên để dễ dàng kiểm soát việc ghi chép cần có hệ thống và những ký hiệu rõ ràng để tiện cho việc xem lại sau này. 

Quản lý cửa hàng bán lẻ

  • Lắp camera quan sát từ xa: Các cửa hàng hiện nay đều trang bị cho mình hệ thống camera để quản lý cửa hàng từ xa. Không chỉ quản lý các hoạt động mà lắp camera còn giúp chủ cửa hàng kiểm soát hành vi trộm cắp.

Quản lý cửa hàng bán lẻ

  • Quản lý bằng phần mềm: Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các phần mềm quản lý bán hàng ngày càng phổ biến hơn. Các phần mềm này sẽ là công cụ hỗ trợ giúp việc quản lý sản phẩm được dễ dàng, nhanh chóng và hạn chế nhầm lẫn. Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý VTC POS. Được tích hợp tất cả các tính năng quản lý vượt trội nhất VTC POS giúp doanh nghiệp quản lý cửa hàng khoa học, chính xác, thuận tiện.

Quản lý cửa hàng bán lẻ

Nhìn chung, việc có một quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ phù hợp, khoa học là điều rất cần thiết với các doanh nghiệp. Quản lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu năng suất, tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình vận hành. Hy vọng với những chia sẻ của 8Congnghe vừa rồi đã giúp bạn tìm được cho mình cách quản lý phù hợp!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Most Popular

Recent Comments