Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trên đà khởi phát và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành bán lẻ. Những thay đổi về tiêu chuẩn dịch vụ, hiệu quả đang âm thâm diễn ra dựa trên nền tảng công nghệ số này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bước chuyển mình của ngành bán lẻ trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 nhé.
Cách mạng công nghiệp 4.0
Khái niệm công nghệ 4.0
Khái niệm công nghiệp 4.0 để chỉ sự kết hợp các công nghệ thông minh như internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,… để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất kinh doanh và quản lý.
Một số phát minh lớn của công nghệ 4.0 có thể kể đến gồm: AI (Trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật), Big Data (Dữ liệu lớn), Công nghệ sinh học,…
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Trước công nghiệp 4.0, đã có 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 1: Diễn ra vào thế kỷ 18. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện này là bởi sự ra đời của động cơ hơi nước. Nhờ đó thúc đẩy khả năng cơ giới hóa ngành sản xuất. Xã hội loài người bắt đầu bước đầu tiên vào giai đoạn đô thị hóa, hiện đại hóa.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 2: Cuộc cách mạng lần 2 đã cho ra đời điện năng và các tiến bộ khoa học khác.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 3: Diễn ra vào những năm 1960 cùng sự phát triển của máy tính và công nghệ kỹ thuật số.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: lần này, công nghiệp 4.0 đã có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của thế giới.
Tác động của công nghệ 4.0 đến ngành công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam
Các xu hướng mới của ngành phân phối, bán lẻ
- Xu hướng tích tụ hình thức mua bán sáp nhập liên doanh, liên kết hình thành các tập đoàn bán lẻ.
- Trải nghiệm khách hàng đa dạng, phong phú. Mua sắm trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển và đa dạng.
- Hình thành các trung tâm thu mua hàng hóa nông sản, thực phẩm ở các vùng miền. Các tập đoàn bán lẻ sẽ nhắm tới giúp quản lý chất lượng đầu vào và tiết kiệm chi phí vận chuyển, giúp tạo ra sự cạnh tranh giá cả đầu ra.
- Xu hướng bán hàng đa kênh.
Bước chuyển mình của ngành bán lẻ
Hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhất là nhờ sự thuận tiện trong khâu vận chuyển. Với một cú click chuột, hàng hóa sẽ được vận chuyển tận nơi, tạo ra lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Công nghiệp 4.0 góp phần tạo ra thành công cho nhiều mô hình kinh doanh kiểu mới nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Một số mô hình phổ biến với người dùng là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada; lĩnh vực đặt phòng khách sạn, du lịch như AirBnb, Booking, Traveloka hay lĩnh vực giao thông vận tải như Be, Grab hay Xanh SM.
Hướng đi mới của ngành bán lẻ
Với số lượng người dùng dùng internet khoảng 49 triệu, với độ tuổi từ 18 – 34, Việt Nam hứa hẹn là thị trường tiềm năng thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Con số khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chi tiêu, doanh số từ bộ phận này chiếm khoảng một phần ba chi tiêu trên thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam. Nhu cầu sử dụng smartphone trải rộng trên nhiều mục tiêu như cập nhật tin tức, chơi game, tìm hiểu thông tin, mua sắm, thanh toán hóa đơn,…
Thanh toán gói cước di động với VTC Pay để nhận nhiều ưu đãi ngay hôm nay.
Việc đưa các sản phẩm, dịch vụ lên mạng hay website sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ thu thập được thêm thông tin về thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó còn là nhận lại những đánh giá phản hồi của khách hàng để cải thiện dịch vụ, bổ sung hoặc phát triển thêm để đáp ứng khách hàng và tăng sự cạnh tranh.
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày một tăng cao, ngành dịch vụ bán lẻ cần nâng cao năng lực để có các kế hoạch kinh doanh phù hợp với hướng phát triển của doanh nghiệp. Càng ứng dụng, biết cách khai thác công nghệ 4.0, các doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ hội thành công hơn.
Tạm kết
Có thể thấy cách mạng công nghiệp 4.0 với tính trí tuệ toàn cầu và được dẫn dắt bởi khoa học công nghệ, sẽ tác động đến các lĩnh vực khác bên ngoài lĩnh vực bán lẻ. Vì vậy các doanh nghiệp đều cần có chiến lược và vận dụng công nghệ trong hoạt động để giữ mình trong dòng chảy của kinh tế công nghệ hiện đại.
Xem thêm: Công nghệ blockchain: Chìa khóa chuyển đổi số trong làn sóng 4.0