Có khá nhiều thiết bị chơi game, đã xuất hiện từ xưa đến nay. Theo dòng thời gian thì những người “bạn đồng hành” nào. Đã từng gắn bó mật thiết với anh em game thủ chúng ta. Cùng mình đến với danh sách, về những dòng máy chơi game đã từng xuất hiện. Bên dưới đây nhé.
Máy xếp gạch
Đi đầu trong xu hướng các loại máy game ra đời sớm nhất. Chính là chiếc máy xếp gạch thần thánh, mà bất kỳ đứa con nít nào cũng đều mê mẩn nó.
Chỉ bằng những chi tiết vô cùng đơn giản. Từ những cục gạch nhỏ hình vuông trong máy game. Thế mà tạo ra vô số các trò chơi khác nhau. Bằng cách liên kết những cục gạch nhỏ lại, tạo thành nhiều hình dáng khác.
Những trò chơi tạo hình ra hình dáng của chiếc tàu bay, trong trò bắn máy bay. Hay tạo ra hình dáng con rắn, trong trò rắn săn mồi… Và còn khá nhiều trò chơi đơn giản khác nửa.
Dù chỉ là những trò chơi cổ điển, và có phần khá thô sơ. Nhưng chúng chính là một vùng trời tuổi thơ. Của bất kỳ đứa trẻ nào đang độ lớn lên.
Ngày đó, có lần mình nhớ. Được người dì mua tặng cho một chiếc. Lúc đó chắc tầm 7 hay 8 tuổi gì đó. Mình mê chơi ghê lắm, và ngồi chơi xếp hình gần cả ngày luôn. Đến khi máy hết pin, thì mới năn nỉ mẹ mình đi mua pin về chơi tiếp. Mà phải mua pin con ó mới chịu (thời điểm này pin con ó nó xịn lắm, dung lượng xài khá trâu).
Máy điện tử 4 nút
Thiết bị chơi game này còn có tên gọi khác là điện tử băng. Dòng game cũng thuộc dạng cổ điển, phổ biến của thế hệ 8x và 9x đời đầu.
Một số tựa game huyền thoại, bất hủ của tuổi thơ phải được kể đến. Như super mario (chơi ăn nấm); bắn xe tăng (tank); rambo (contra ); chip and dale (2 chú sóc chọi gạch); ăn chuối (Adventure Island); ninja rùa… Và còn khá nhiều tựa game quen thuộc khác nửa.
Mình nhớ hồi đó, nhà nào mà có đầu game băng này là xịn xò dữ lắm. Hằng ngày sẽ được tụi con nít trong xóm, ghé thăm nhà liên tục. Vì tụi nhỏ ghiền game dữ lắm, trong đó có mình hehe.
Nhưng có một nhược điểm của thiết bị chơi game 4 nút này. Là những nút và núm điều khiển rất mau lờn, bấm không ăn. Nút bấm thì chơi lâu cũng khá đau tay.
Máy game playstation
Đây là phiên bản nâng cấp của máy chơi game 4 nút. Với bộ điều khiển cầm tay xịn hơn rất nhiều. Các tựa game với đồ họa chất lượng hơn. Và được phân phối độc quyền từ hãng game Sony.
Vì những lý do trên, nên để sở hữu một chiếc máy play station thì giá thành cao hơn rất nhiều lần. So với chiếc máy game 4 nút cổ điển.
Đây là một chiếc máy game dành cho những cô, cậu “rich kid” chính hiệu.
Máy game thùng
Hay còn gọi là máy điện tử thùng, điện tử thẻ, điện tử xèng… Là một trong những thiết bị chơi game thú vị. Rất phổ biến khoảng vài chục năm về trước. Nhưng hiện tại đang dần bị quên lãng.
Game thùng đã từng một thời, có chổ đứng nhất định trong lĩnh vực giải trí tại Việt Nam. Nhưng dần đang đánh mất đi vị thế này. Mặc dù ở một số nơi, chúng vẫn còn khá phát triển.
Điển hình như ở Trung Quốc hay Nhật Bản… Chơi game thùng vẫn là một nét văn hóa rất riêng tại những quốc gia này. Thậm chí, ở 02 quốc gia này vẫn thường xuyên tổ chức những giải đấu. Dành riêng cho bộ môn game arcade này.
Hiện tại, đa phần những game thủ khi tìm chơi những tựa game xèng này. Họ đều có xu hướng muốn trải nghiệm lại những kỷ niệm của tuổi thơ. Thông qua các trò chơi trên máy thùng.
Máy vi tính (pc, laptop)
Dàn vi tính là một thiết bị thần thánh, để chơi bất kỳ tựa game nào. Từ online đến offline. Với khá nhiều sự tiện lợi. Cùng với dung lượng bộ nhớ đồ sộ. Đủ để lưu trữ hàng nghìn tựa game.
Một số tựa game online đình đám một thời, kể hoài không hết. Như võ lâm truyền kỳ, audition, đột kích… Đã trở thành những ký ức khó phai màu, đối với bất kỳ một game thủ nào đã từng chơi qua.
Tuy ngày nay, đã có sự xuất hiện và xâm lấn mạnh mẽ. Của vô số các tựa game hiện đại. Công nghệ của các thiết bị chơi game này, luôn được cập nhật một cách tối ưu nhất.
Nhưng vẫn còn đâu đó một nhóm người, vẫn dành tình cảm cho những trò chơi hay thiết bị chơi game cổ điển. Đã cùng đi với họ một chặng đường dài.