Bạn đã bị một người bạn rất yêu thích Ghost cách đây vài tháng, bỗng dưng họ “hiện hồn” lên và nhắn: Dạo này em thế nào? Cảm xúc lúc này của bạn sẽ ra sao? Chắc chắn là bạn sẽ mơ hồ và lục lại trí nhớ xem cả hai đã ngưng liên lạc bao lâu đúng không? Thật ra, tình trạng này có một thuật ngữ khá nổi tiếng diễn tả về, đó là Zombieing. Tìm hiểu ngay thôi!
Zombieing
Như người mất đi sống lại, Zombieing chỉ một người từng ngó lơ bạn nhưng sau thời gian dài lại “sống dậy” chủ động gọi điện, nhắn tin hỏi thăm như thể chưa có chuyện gì từng xảy ra vậy.
Cách thời gian xuất hiện Ghosting khá lâu nhưng những ai từng bị Ghost đều có những cảm xúc khó tả khi bỗng nhiên chẳng ai làm gì nhưng vẫn bị lơ. Vừa vượt qua cảm giác khó chịu kia thì họ quay lại… Cảm giác khó chịu có phải quay lại và gấp đôi không?
Nếu bạn nào chưa biết về Ghosting, nhanh chóng click vào để đọc và hiểu thêm nhé: Xu hướng Ghosting trong tình cảm của giới trẻ
Nguồn gốc của Zombieing từ đâu?
Nghĩa của từ Zombieing cũng tương tự như Ghosting, trong khi Ghost (ma) ám chỉ sự biến mất của đối phương thì xác sống Zombie lại dùng cho hàm ý “đội mồ sống dậy” sau khoảng thời gian mất tung mất tích.
Thật ra, sự ăn theo của Zombieing và nổi tiếng từ những năm 2017, khi các nền tảng mạng xã hội hẹn hò xuất hiện phổ biến, người ta bị ghost quá nhiều, nhưng trường hợp “Đi để trở về” lại càng nổ ra nhiều hơn. Cũng vì vậy mà Zombieing cũng trở thành một thuật ngữ nổi tiếng.
Nhiều người dùng mạng xã hội để lảng tránh, cũng nhiều người nhờ nó mà tự ti trở thành “người mặt dày”. Cho đến năm 2018, Urban Dictionary cũng đã cập nhật nghĩa bóng của từ Zombieing vào bộ từ điển tiếng lóng của mình.
Zombieing nhờ vào đâu mà phổ biến hơn?
Khi các mạng xã hội nổi lên, càng nhiều người bắt đầu tìm kiếm, làm quen và kết bạn thì các thuật ngữ về yêu đương cũng ngày càng phổ biến hơn.
Nhất là trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, nhiều người nhắn tin giao tiếp với nhau qua online, chắc hẳn cũng bắt gặp được một Zombie -er nào đó.
Trên thực tế, Zombieing không phải lúc nào cũng xấu. Có người xấu cũng sẽ có người tốt, giống như lời nói dối, cũng có lời nói tốt, lời nói xấu vậy.
- Nhóm đầu tiên đối với Zombie: có thể là trong lúc nhắn tin, đối phương mất đi sự hứng thú nhất thời, không biết phải mở lời giải thích thế nào nên chọn cách im lặng và ghost. Sau một thời gian, người ấy cảm thấy bản thân mình có lỗi gây ra hành động ghosting, vẫn còn quan tâm và sẵn sàng thay đổi mối quan hệ với bạn nên mở lời hỏi thăm.
- Nhóm thứ hai đối với Zombie: đây là nhóm ghosting vì đam mê, họ cảm giác rằng việc họ làm chẳng có gì đặc biệt, ai cũng như vậy và việc làm cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Họ nhắn tin đơn giản vì họ cảm thấy buồn chán, cô đơn, tò mò không biết người cũ còn nhớ mình không mà thôi.
Nếu một ngày đẹp trời, Zombie-er nhắn lại với bạn, bạn sẽ làm gì?
Bạn có chọn làm những việc này khi Zombie-er nhắn tin lại với bạn không?
- Bạn có muốn trả lời đối phương không?
- Bơ luôn nếu không có hứng thú với họ nhé.
- “Chỉ mặt gọi tên” đối với những hành vi của họ.
- Dò hỏi về lý do đằng sau việc họ bỗng dưng nhắn tin lại sau thời gian mất tích.
- Đáp trả một cách xéo xắt cho “đã cái nư”.
- Giả vờ không nhìn thầy (ghost lại họ).
- Trả lời qua loa cho thấy mình là người lịch sự.
- Nếu lý do hợp lý và bạn còn tình cảm, cho họ thêm cơ hội?
- Sống tiếp cho bản thân nếu đối phương vẫn “chứng nào tật đó”.
- Tìm kiếm một người khác biết tôn trọng thời gian vàng bạc của bạn.
Kết luận
Bạn đã từng gặp Zombieing này lần nào chưa? Bạn cảm giác thế nào? Còn nhiều trường hợp thú vị xuất hiện trên Tinder lắm, bạn có thể xem thêm ở đây nhé: “Bóc trần” những thuật ngữ về các mối quan hệ nổi tiếng