Nếu bạn là một người mới học quay phim mà chưa có điều kiện mua một chiếc máy quay thật xịn thì bạn có thể thử bắt đầu bằng một chiếc máy quay phim cầm tay nhỏ gọn. Một chiếc máy như vậy là đã đủ để sản xuất ra những thước phim vô cùng đẹp rồi. Hãy để 8 công nghệ hướng dẫn bạn quay phim cực nghệ bằng máy quay phim cầm tay nhé.
Chú ý các khung hình cơ bản
Khung hình là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có một thước phim đẹp. Bạn nên sử dụng đa dạng loại khung hình để có một thước phim phong phú, không nên chỉ sử dụng một loại khung hình. Khi cắt ghép, người ta thường edit theo thứ tự từ xa đến gần hoặc từ gần về xa, tức là sử dụng từ khung hình viễn cảnh vào cận cảnh hoặc từ khung hình đặc tả đi ra toàn cảnh. Có các khung hình cơ bản sau đây:
1. Viễn cảnh
Chủ yếu lấy bối cảnh rộng, quay khung cảnh. Người trong hình chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ. Đây là khung hình thường được sử dụng khi vào đầu phim hoặc cuối phim. Ví dụ như toàn cảnh thành phố.
2. Toàn cảnh
Gần hơn so với viễn cảnh, toàn cảnh cho phép ta thấy toàn bộ cơ thể của nhân vật trong bối cảnh. Khung hình này thích hợp cho những cảnh hành động và di chuyển.
3. Trung cảnh
Đây là góc quay mà chủ thể được lấy từ nửa người trên, cụ thể là từ đầu gối trở lên hay từ thắt lưng trở lên. Khung hình này thích hợp cho quay phóng sự, các đoạn hội thoại nhiều nhân vật hoặc những cảnh hành động trọng điểm.
4. Cận cảnh rộng
Đây là khung hình cận cảnh, chủ thể được lấy từ ngực trở lên, thích hợp vào những cảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật như vui, buồn, phẫn nộ…
5. Đặc tả
Đây là khung hình sẽ quay từng chi tiết người hay đồ vật, như là cằm đến trán, đôi mắt, nụ cười hay một phụ kiện nào đó như chiếc nhẫn trên ngón tay… Khung hình này được dùng để thu hút người xem chú ý vào một chi tiết nào đó.
Chú ý lựa chọn góc quay
Góc quay là góc nhìn từ máy quay của bạn, thể hiện chiều rộng, chiều dài, chiều sâu với chủ thể được quay. Đây là một điều khá quan trọng trong điện ảnh, vì góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì được xuất hiện trong cảnh đó mà nó còn là yếu tố quyết định cách mà khán giả nhìn sự việc.
1. Góc ngang (vừa tầm mắt)
Góc máy này dùng để diễn tả những cảnh ít kịch tính, cung cấp một cái nhìn bình thường với sự vật. Trong góc máy ngang có thể áp dụng một số cách quay như lia máy quay, zoom gần xa hay thể hiện những cảnh tĩnh.
2. Góc cao
Đây là góc mà máy quay sẽ nhìn xuống sự vật. Góc quay này thường dùng để hạ thấp tầm quan trọng của nhân vật. Khiến nhân vật nhỏ bé hơn.
3. Góc thấp
Đây là góc mà máy quay sẽ được đặt ở phía dưới và nhìn lên chủ thể. Góc quay này không chỉ nâng tầm quan trọng của nhân vật, khiến nhân vật cao lớn hơn bình thường mà còn tạo kịch tích cho sự vật, sự việc.
Cách cầm máy để có khung hình đẹp
1. Tư thế cầm máy
Bạn cần phải cầm máy thật chắc chắn, nếu quay những cảnh tĩnh thì bạn có thể sử dụng chân máy hoặc để máy ở một nơi cân bằng được. Nếu cần phải cầm máy, hãy dang hai chân ra ngang vai để có thể cầm máy cho vững, nếu quanh đó có điểm tựa như thân cây, tường hay xe mà bạn có thể tựa vào thì bạn hãy tựa vào để tránh bị mỏi. Đừng quên nhìn vào khung guide frame để có hình ảnh đẹp hơn.
2. Cách để khung hình
Tùy vào việc video của bạn muốn thể hiện điều gì thì bạn sẽ để khung hình như vậy, ví dụ đơn giản như nếu bạn muốn miêu tả sự rộng lớn của biển, thì bạn nên để đường chân trời chiếm 2/3 khung hình và quay biển nhiều hơn, ngược lại, nếu muốn thể hiện bầu trời rộng lớn thì hãy để đường chân trời chiếm 1/3 khung hình và quay trời nhiều hơn.
Bạn đã hiểu rõ các tips quay phim đẹp với một chiếc máy quay phim cầm tay chưa nào. Đừng quên tìm hiểu về các dòng máy quay phim dành cho người mới bắt đầu và nếu bạn muốn mua một chiếc máy quay phim xịn sò nhưng lại không đủ điều kiện kinh tế thì hãy lựa chọn mua trả góp hàng tháng tại đây nhé.