Khu du lịch văn hóa chùa Bái Đính là điểm đến không thể bỏ lỡ khi bạn đặt chân đến Ninh Bình. Những gì bạn nên biết về du lịch tâm linh chùa Bái Đính: thời gian, địa điểm tham quan,…
Khu du lịch văn hóa chùa Bái Đính – Điểm đến không thể nào quên
Tự xa xưa hơn 1000 năm trước đây, tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) với ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, đã rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo. Điều đó thể hiện qua nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An. Qua thời gian, chùa Bái Đính cổ đã được tân trang, mở rộng trở thành Quần thể chùa Bái Đính mới (xây dựng từ năm 2003) với một khu chùa cổ và một khu chùa mới, nằm trên sườn núi, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư.
Sau khi được thay đổi diện mạo, Bái Đính trở thành khu du lịch tâm linh được nhiều người lưu đến bởi không khí trong lành, yên bình bên cửa Phật, kiến trúc và nét đẹp văn hóa tuyệt vời. Đặc biệt nếu đến đây vào mùa lễ hội, chắc chắn bạn còn được trải nghiệm những màn biểu diễn hoành tráng, đặc sắc, vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa. Đến với Du lịch Ninh Bình, đừng bỏ qua địa điểm tâm linh này!
Địa điểm tham quan: hu Chùa Bái Đính cổ
Vị trí: nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi.
Có thể bạn chưa biết? Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Chùa hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng vẫn điểm đôi nét kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn thời Lý ấn tượng.
Chùa Bái Đính cổ gồm: một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, sát cuối cửa sau hang sáng là đền thờ thần Cao Sơn ; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn và động tối thờ mẫu và tiên.
Đền thờ thánh Nguyễn: Người sáng lập chùa Bái Đính chính là thiền sư, pháp sư tài giỏi Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không. Ông được tôn sùng là đức thánh Nguyễn. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân.
Đền thờ thần Cao Sơn: Đền thờ thần Cao Sơn – vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ. Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục.
Giếng Ngọc: Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Ngày 12 tháng 12 năm 2007, trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Chùa Bái Đính là ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”.
Địa điểm tham quan: Khu Chùa Bái Đính mới
Một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính như: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện Phật giáo, khu đón tiếp, Tam quan ngoại, Tam quan nội…
Điện chính: Nơi thờ Phật. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt.
Điện Pháp Chủ: Có 5 gian, gian giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ.
Hành lang La Hán: Bao gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, bố trí 500 tượng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối
Tượng Phật Di Lặc: Bức tượng được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng lớn nhất Việt Nam. Bức tượng có khối lượng 80 tấn, cao 10m, an vị trên một ngọn đồi của chùa Bái Đính.
Bảo Tháp: Là nơi trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Chiều cao hơn 100 mét, với 13 tầng bảo tháp, 72 bậc cầu thang, toà bảo tháp tại Chùa Bái Đính.
Lưu ý khi du lịch Chùa Bái Đính
Di chuyển đến các địa điểm du lịch không còn khó khăn và đắt đỏ khi truy cập ngay vào ứng dụng Ví VTCPay – Chọn VÉ XE RẺ và lựa chọn chuyến đi phù hợp cho gia đình nhé! Giá luôn cạnh tranh, ưu đãi không ngừng, chất lượng đảm bảo!
Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thường được coi là thời điểm đẹp nhất để đi tham quan chùa Bái Đính. Bạn có thể cùng bạn bè, ngừi thân du xuân vãn cảnh và lễ chùa cầu may tại nơi đây, mong cầu một năm mới nhiều điều may mắn.
Phương tiện: Khi di chuyển từ nơi xa đến, bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc xe ô tô tùy nhu cầu. Khi đến nơi, bạn nên lựa chọn đi bằng xe điện trong khuôn viên (vì khuôn viên chùa Bái Đính vô cùng rộng, nếu đi bộ sẽ khá mệt và tốn thời gian). Tùy thời điểm có mức giá khác nhau, rơi vào tầm 30.000 – 50.000 giá vé/chiều/người.
Nơi tham quan: Bạn có thể di chuyển tùy theo mong muốn tới các địa điểm đã được liệt kê phía trên.
Lưu ý khi tham quan khu du lịch tâm linh: Chú ý về ăn mặc, nói chuyện tại khu du lịch tâm linh, tránh phản cảm. Ngoài ra, bạn có thể mang chút đồ ăn nhẹ để lót dạ trong lúc dừng chân nghỉ ngơi. Đối với những du khách đến Bái Đính không chỉ để du lịch, tham quan mà còn để thờ cúng, hãy chủ động chuẩn bị đồ lễ và các nghi thức (nên hỏi thăm phía nhà chùa trước).